Hướng dẫn tự trồng dâu tây tại nhà đơn giản nhất

27/10/2022
Hướng dẫn tự trồng dâu tây tại nhà đơn giản nhất

1. Lựa chọn nơi đặt chậu cây

Dâu tây là loại cây trồng ưa ẩm và chịu hạn rất kém, nhiệt độ phù hợp nhất cho cây phát triển là từ 7-30 độ C. Vị trí đặt chậu dâu tây tốt nhất là trên sân thượng, ban công, cửa sổ có mái che. Nếu như bạn chọn trồng cây dâu tây ngoài trời, nên đặt chậu dưới tán cây lớn để hạn chế bớt ánh sáng ban ngày.

2. Lựa chọn loại chậu trồng cây

Bạn có thể tận dụng các loại chậu, thùng xốp ngay tại nhà để trồng dâu tây. Lưu ý nhớ đục lỗ ở đáy và xung quanh để cây dâu tây dễ dàng thoát nước. Nếu “xịn” hơn, bạn có thể mua các loại chậu cây chuyên dụng để trồng dâu tây, các loại chậu treo hay chậu máng cũng rất được ưa chuộng. Lưu ý không nên trồng dâu tây trong chậu quá nhỏ, bạn sẽ phải chia ngăn và thay chậu thường xuyên, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Nên chọn chậu có đường kính 20cm để cây đủ dinh dưỡng và không gian cho rễ phát triển. Các chậu màu sáng cũng sẽ tốt hơn chậu màu tối vì nó sẽ giúp cây mát hơn.

3. Lựa chọn đất trồng dâu

Đất trồng ảnh hướng rất nhiều đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dâu tây. Bạn nên lựa chọn đất thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm, thoát nước tốt và không có mầm bệnh. Bạn có thể mua các loại đất này ở các cửa hàng bán dụng cụ trồng cây trên thị trường. Để tăng thêm dinh dưỡng cho cây, bạn nên trộn thêm 1 ít phân bón vào đất.

4. Lựa chọn cây giống dâu tây

Trồng dâu tây từ cây con giúp bạn rút ngắn thời gian và nâng cao khả năng sống sót của cây. Hiện nay, rất nhiều nhà vườn cung cấp bầu dâu tây nhỏ để bạn tự mua về trồng.

Lần lượt trồng cây dâu tây con vào. Nếu là chậu nhỏ thì trồng 1 cây dâu tây mỗi chậu. Đối với các chậu to hoặc chậu máng, bạn nên trồng mỗi cây dâu tây cách nhau khoảng 20cm. Đặt chậu ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời và tưới nước đều đặn sáng, tối.

5. Quy trình chăm sóc

Đặt cây dâu tây ở nơi có ánh nắng chiếu nửa ngày là đủ, nhiệt độ thích hợp dao động từ 7-30 độ C. Nên tưới nước sạch cho cây 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều nắng tắt. Nếu bạn trồng dâu tây bằng cây con, trong 1 tuần đầu tiên, bạn có thể sử dụng nước gạo để cung cấp dưỡng chất cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Cây dâu tây ưa ẩm nhưng đất trồng lại cần thoát nước tốt để dâu tây không bị ngộ độc chất dư thừa khi ta bón phân mà cây không hấp thụ hết. Bởi vậy, bạn nên nhẹ nhàng xới đất xung quanh gốc để đất tơi xốp mà không ảnh hưởng đến bộ rễ của cây dâu tây.

Cây dâu tây là loại cây thường xuyên thay đổi lá. Các chuyên gia khuyên rằng lý tưởng nhất là bạn chỉ nên để 4-6 lá/ cây. Vì vậy, khi cây phát triển và ra nhiều lá, bạn nên ngắt tỉa bớt các lá già.

Tùy thuộc vào giống cây, chất dinh dưỡng và chăm sóc mà cây dâu tây có thể cho ra hoa đơn hoặc hoa chùm. Bạn nên tiến hành ngắt bỏ đợt hoa đầu tiên để giúp cây dâu tây phát triển ổn định và ức chế cho lần ra hoa sau hiệu quả hơn. Từ đợt thứ 2 trở đi, nếu cây có quá nhiều hoa bạn cũng nên ngắt bớt để cây tập trung dưỡng chất để ra quả chất lượng hơn. Tiến hành loại bỏ các hoa héo, hóa dị dạng để không ảnh hưởng đến các hoa phát triển tốt khác.

Trong thời gian cây dâu tây phát triển, cần thường xuyên cung cấp thêm dinh dưỡng bằng việc bón phân. Đối với cây dâu tây, trà củ gai nên bón phân theo nguyên tắc bón ít nhưng chia nhiều lần trong năm (khoảng 10 lần). Tùy thuộc vào sức sinh trưởng và từng giai đoạn phát triển mà lượng phân bón thay đổi. Sử dụng phân bón mua tại các cửa hàng cây cảnh để bón cho cây.

Khi cây dâu tây bị thiếu chất hay thừa chất, cây sẽ biểu hiện trên lá, vì vậy bạn nên thường xuyên chú ý quan sát để phát hiện kịp thời. Ví dụ hiện tượng lá cây bị cháy thường xuyên hiện khi cây vận chuyển đường xa hoặc do cây đang thiếu chất. Khi đó, bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng phân bón, ngắt bớt lá để tập trung dưỡng chất nuôi cây.

Bạn nên chú ý diệt các loại kiến và sâu bọ, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa và quả rất dễ bị tấn công. Mua thuốc công trùng tại các tiệm cây cảnh. Hãy phun thuốc ngay khi phát hiện hoặc khi quả còn non, không nên phun thuốc khi quả đã sắp được thu hoạch.

6. Thu hoạch

Dâu tây là loại không chín thêm sau khi thu hoạch. Vì vậy, để dâu tây đạt chất lượng tốt nhất, bạn chỉ nên tiến hành thu hoạch khi quả đã chín đều và chuyển sang màu đỏ. Có lẽ sẽ phải mất thời gian vài ngày để thu hoạch hết một đợt dâu tây chín nhưng bạn sẽ thu được thành quả xứng đáng. Nên dùng kéo và cắt ở khoảng 1/4 cuống dính vào quả dâu tránh làm quả tổn thương. Vì là quả mọng nên dâu tây rất dễ bị dập nát, bạn nên thu hoạch nhẹ nhàng, xếp quả vào thật cẩn thận để hạn chế cọ xát.

Viết bình luận của bạn:
0386.19.86.86
Liên hệ qua Zalo
Messager
%}